Được xem là một trong những bộ môn thể thao được yêu thích nhất tại Mỹ, bóng rổ hiện nay đang trở nên ngày càng phổ biến và trở nên thịnh hành trên toàn thế giới. Bộ môn này khá là phức tạp về kỹ thuật và luật thi đấu, tính đồng đội cao nhưng lại có nhiều thuật ngữ bóng rổ rất thú vị. Các thuật ngữ này hầu hết đều sử dụng tiếng anh, nhưng lại mang một chút ám hiệu giữa các cầu thủ và liên quan nhỏ đến huấn luyện viên của đội bóng.
Bóng rổ xuất hiện từ những năm 1981 do tiến sĩ James Naismith sáng lập nên. Trò chơi là môn thể thao đồng đội phát huy các khả năng sở trường từ cá nhân cho đến tập thể. Ngoài sự nhanh nhẹn, cao to ra thì cách phối hợp đội hình, chiến thuật chơi cũng góp phần làm bóng rổ trở nên nổi tiếng và phổ biến trên toàn thế giới. Hiệp hội bóng rổ quốc gia là giải đấu bóng rổ lớn nhất thế giới được tổ chức hằng năm quy tụ nhiều câu lạc bộ, cầu thủ chuyên nghiệp với mức độ canh tranh cao, công bằng.
Dennis Rodman – Ông được xem là một huyền thoại bóng rổ thi đấu cùng thời với Jordan. Với biệt danh là “The Worm”, ông mang phong cách chơi từ hình tượng nhân vật Hanamichi trong bộ truyện tranh nổi tiếng Slam Dunk. Rodman bắt bóng bật bảng cực kỳ xuất sắc và nhanh chóng khởi đầu sự nghiệp bóng rổ từ sự để ý của câu lạc bộ Detroit Pistons. Rebound chính là tên gọi của thuật ngữ bóng rổ bắt bóng bật bảng cơ bản. Vậy còn những thuật ngữ nào? Cùng Ku casino tìm hiểu thêm nhé.

Mục Lục
Thuật ngữ bóng rổ về cách chơi
- Dribble: Dẫn bóng.
- Block: Chắn bóng ở trên không.
- Rebound: Bắt bóng bật bảng.
- Jump shot: Nhảy lên và ném bóng, thường được gọi là ném rổ.
- Hook shot: Hình thức ném một tay trước khi giơ cao.
- Fade away: Thực hiện ngửa người về phía sau ném.
- Layup: Thực hiện tổng hợp chạy đến gần rổ, bật nhảy lên và Rebound (bắt bóng bật bảng).
- Alley-oop: Trực tiếp ghi điểm ngay sau khi nhận đường chuyền trên không.
- Dunk/Slam dunk: Thường được xem là úp rổ.
- Steal: Thực hiện cướp bóng.
- Tip in: Khi bóng không được vào rổ mà bật ra, thay vì mình Rebound thì sử dụng tay đẩy bóng ngược trở lại vào rổ.
- Break ankle: Lừa bóng bằng cách dẫn bóng về một phía rồi đối hướng. Khiến cho người phòng thủ bị đột ngột và ngã.
- Post move: Lấn từ từ tiến sát vào rổ nhưng lại sử dụng cách đánh dùng vai. Sử dụng cách này thường hay mắc lỗi tấn công. Và thuật ngữ này thường xuất hiện ở các vị trí Power Forward ( Tiền phong chính) hoặc Center (Trung phong).
- Half-court shot: Đây là cách ném bóng từ giữa sân.
- Full-court shot: Ném bóng từ xa, ném bóng nguyên sân. Tức là ném bóng từ sân mình qua sân bạn.
- Time out: Cách nói để toàn đội hội ý.
- Intentional foul: Bắt lỗi cố ý phạm lỗi, một lỗi cá nhân.
- 3 point from the corner: Được xem là ném 3 điểm ngoài góc.
- Starting shooting guard: Một cách gọi khi hậu vệ ghi điểm.
- Point guard: Khi muốn nói hậu vệ kiểm soát bóng.
- Out of bound: Bóng đã ra ngoài sân mình có thể gọi như thế này.
- One-point game: Khi một trận đấu chỉ xuất hiện chênh lệch 1 điểm.
- Turnover: Bóng bị mất.
- Go over the back: Kỹ thuật đưa bóng qua lưng.
Xem thêm: Tham khảo các thủ thuật, kinh nghiệm soi kèo bóng đá từ các cao thủ tại Cá cược thể thao

Thuật ngữ các kiểu chuyền bóng
- Assistance/Assist: Hỗ trợ – Khi nhận bóng từ đồng đội phải chuyền bóng ngay, cầu thủ này được ghi điểm và cú chuyền đó được xem là một tình huống hỗ trợ.
- Direct pass/Chest pass: Cách thực hiện chuyển thẳng bóng rổ vào ngực.
- Bounce pass: Chuyền bóng rổ bằng cách cho bóng chạm/đập đất.
- Overhead pass: Thấy cầu thủ phòng ngự đối phương, thực hiện chuyền bóng rổ qua đầu.
- Outlet pass: Khi mà đội phòng thủ bắt được bóng (rebound), thì pha chuyền bóng ngày sẽ được tính là outlet pass. Nhưng, rất hiếm khi nghe thấy trên trận đấu.
- No look pass: Thực hiện chuyền bóng hiểu ý từ đồng đối. Tức là không thấy đồng đội vẫn chuyền bóng chính xác.
Các thuật ngữ vị trí trong bóng rổ

- C: Viết tắt của Center – Trung phong. Thường là cầu thủ chính, cao to nhất đội, đặc biệt là ném gần. Vị trí này cự ly di chuyển hẹp, yêu cầu biết bắt bóng bật bảng và cản phá các pha tấn công của đối phương. Trong một số trường hợp còn bù, cản trở tầm nhìn cho đồng đội lên bóng. Vị trí rất thích hợp với những người khổng lồ và khỏe, ngoài ra ít cần các kỹ năng điêu luyện khác.
- PF – Power Forward: Gọi là trung phong phụ/tiền vệ chính. Người này phải thực sự mạnh mẽ và nhanh nhẹn trong các pha tranh chấp bóng, phòng thủ. Vị trí này thường cố định và chơi theo chiến thuật từ huấn luyện viên đặc ra. Chủ yếu là các pha tranh chấp bóng gần rỗ cũng như ghi điểm cạnh rổ. Là một người chơi vị trí này khi ghi được thật nhiều điểm. Ngoài ra, cần kết hợp tốt và hiểu ý vị trí Center.
- SF – Small Forward: Vị trí này là tiền đạo chính trong đội hình. Cầu thủ này cần có khả năng linh hoạt cao và tầm nhìn ghi điểm cự ly trung bình hiệu quả.
- SG – PG: Shooting Guard – Point Guar. Vị trí hậu vệ này không cần cao to, không cần ghi điểm tốt nhưng lại vô cùng quan trọng. Đặc biệt là khả năng giữ bóng tốt, kiểm soát và thiết kế tổ chức phòng thủ hoặc tấn công. Một số cầu thủ chuyên nghiệp bóng rổ còn có thể ghi điểm từ vị trí rất xa này. Tất nhiên, số điểm đạt được sẽ là 3.
Thuật ngữ bóng rổ về các loại hình phòng thủ
- Man-to-man defense: Đây là cách phòng thủ 1 kèm 1 trong bóng rổ.
- Box one defense: Chiến thuật 1 kèm 1 người ném rổ chính, còn lại phòng thủ theo khu vực nhất định.
- Zone defense: Tất cả phòng thủ theo khu vực.
- Triangle defense: Phòng thủ dàn theo tam giác.
>> Tham khảo: Cách chơi bóng rổ | Tổng hợp từ A – Z cho người mới bắt đầu
Các lỗi/luật thường xuất hiện trong bóng rổ hiện nay

- Arm-push violation/Shooting foul: Thuật ngữ bóng rổ này gọi là lỗi đánh tay. Tức là khi đối phương đang thực hiện ném, mình chỉ được thực hiện giơ tay về phía trước để block. Bên cạnh đó, không được kéo tay hoặc đẩy tay của đối phương, đó là một hành vi được xem là phạm lỗi.
- Jumping violation: Khi ta đang cầm bóng lên, thực hiện nhảy nhưng không chuyền hoặc ném thì bị lỗi. lỗi này gọi là lỗi nhảy.
- Traveling violation: Khi cầm bóng, bạn không được chạy từ 3 bước trở lên. Nếu có, sẽ được xem là lỗi chạy bước.
- Double dribbling: Lỗi này bắt khi đang dẫn bóng mà lại cầm bóng lên rồi lại tiếp tục nhồi bóng. Tức là không được 2 lần dẫn bóng đó.
- Backcourt violation: Trong bóng rổ, khi đã đem bóng sang sân đối phương thì không được dẫn bóng về lại, không như bóng đá. Này được xem là lỗi bóng về sân nhà. Mỗi bộ môn, sẽ có nhiều nét đặc sắc, luật thi đấu riêng.
- Offensive 3-second violation: Nghĩa là khi đã dẫn bóng qua đội đối phương, bạn không được phép tồn tại hoặc làm bất kỳ gì quá 3 giây ở vùng hình thang/chữ nhật ở dưới rổ. Lỗi này cũng bắt cho dù bạn có đang một chân trong, một chân ngoài hình.
- Defensive 3-second violation: Tương tự trên, cầu thủ phòng ngự cũng không được đứng quá 3 giây ở vùng hình chữ nhật/thang mặc dù đó đang là sân bên mình. Tất nhiên, lỗi này cũng áp dụng nếu bạn một chân ngoài, một chân trong hình đi chăng nữa.
- 5 seconds violation: Lỗi này là lỗi cầm bóng quá lâu. Khi bạn bị đối phương chèn, ép mà bạn giữ bóng quá 5 giây mà không chuyền hay ném bóng sẽ bị bắt lỗi 5 giây ngay.
- 8 seconds violation: Lỗi 8 giây này bắt khi bạn giành quyền kiểm soát bóng ở phần sân nhà quá lâu. Cụ thể là 8 giây bạn phải đưa bóng qua được phần sân của đối phương. Cần có 1 cảm giác để cảm nhận thời gian để tránh mắc lỗi vớ vẩn này.
- 24 seconds violation/shooting time: Khi một đội nếu có quyền kiểm soát bóng sau khi giành cần ném rổ trước 24 giây.
- Personal foul: Lỗi được phát từ cá nhân.
- Team foul: Lỗi đồng đội, với các giải NBA là 6 lỗi tùy theo giải và bình thường là 5 lỗi. Sau đó, với việc có bất kỳ lỗi nào, đội đó sẽ bị ném phạt.
- Technical foul: Lỗi này cố ý phạm lỗi, lỗi kỹ thuật. Các lỗi nặng sẽ tính như 2 lỗi bình thường trừ personal foul. Đó là khi cầu thủ có những hành vi quá khích lệ vượt quá trên sân đấu.
- Fouled out: Mắc lỗi này sẽ bị đuổi khỏi sân. Lỗi này thường là tổng hợp của 5 – 6 lỗi cá nhân.
- Free throw: Khi cầu thủ bị mắc lỗi trong tư thế tấn công rổ, đội kia sẽ được ném phạt. 1 trái ném phạt chỉ được tính là 1 điểm. Lỗi này được gọi là ném tự do/ném phạt.
- Charging foul: Lỗi tấn công phạm quy.
- Goaltending: Khi đối phương đã thực hiện ném bóng vào khu vực bảng rổ, mà đội kia đã chặn bóng, không cho vào rổ thì đối phương vẫn sẽ được tính điểm dựa trên vị trí ném bóng. Đây là lỗi bắt bóng trên rổ.
>> Xem thêm: Luật bóng rổ | Tổng hợp chi tiết mới nhất hiện tại dành cho mọi người
Các thuật ngữ bóng rổ khác

- “Three-point play”: Nếu bị phạm lỗi trong lúc tư thế tấn công trong khu vực 2 điểm mà pha bóng vẫn không thành công. Bạn sẽ được ném phạt 1 lần, sẽ được 2 điểm ăn cộng với 1 điểm ném nếu thành công.
- “Four-point play”: Giống trường hợp trên những ở đây là 3 điểm. Bạn cũng sẽ được 3 điểm ăn cộng với 1 điểm ném khi thành công. Trong các trận thi đấu bóng rổ, trường hợp này rất ít và hiếm khi xảy ra.
- Spin move: Thoát khỏi đối phương bằng cách xoay người.
- Euro step: Đây là một thuật ngữ bóng rổ kiểu kỹ thuật tránh sử truy cản của đối phương bằng cách di chuyển zic-zac.
- Crossover Dribble: Chuyển hướng đập bóng từ trái qua phải hoặc ngược lại cũng để thoát khỏi đối phương. Đây là kỹ thuật thường kết hợp với động tác dưới.
- Behind the Back & Between the Legs Crossover: Đây là một kỹ thuật tương đối khó khi phải đập bóng qua sau lưng và qua háng (giữa hai chân).
- Fast break: Đây là chiến thuật phản công nhanh, phù hợp với đội hình cầu thủ tốc độ cao, chuyền bóng tốt. Áp dụng khi mà phần sân phòng thủ đối phương chỉ 1-2 cầu thủ và đội ta phản công lên nhanh. Phù hợp với các kỹ thuật như slam dunk để có thể dễ dàng ăn điểm với cách cao nhất.
Lời kết
Trên đây là các thuật ngữ bóng rổ thường xuất hiện trên các trận đấu chuyên nghiệp. Hy vọng, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về bộ môn thể thao này. Đây chính là kiến thức quý báu mà Ku Casino sưu tầm được, giúp bạn đọc có thêm kinh nghiệm và trải nghiệm tốt hơn khi chơi bóng rổ. Ngoài ra, nếu bạn yêu thích cá cược bóng rổ, hãy tham gia Kubet – Ku Casino – Nhà cái uy tín hàng đầu hiện nay. Đứng đầu thị trường cung cấp dịch vụ cá cược thể thao, casino, bóng đá, xổ số và cả thể thao điện tử.